image banner
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ TÂN THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH TỈNH NGHỆ AN

Tân Thành là địa phương có truyền thống trong đấu tranh chống thiên tai và cần cù, chịu khó trong lao động, sản xuất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, cùng với tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhân dân Tân Thành đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, biến vùng đất hoang sơ thành những xóm làng trù phú. Đến nay, Tân Thành đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021.

Xã Tân Thành nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Thành, cách thành phố Vinh khoảng 60 km về phía Bắc; cách huyện lỵ Yên Thành khoảng 25 km về phía Tây Bắc. Trên bản đồ, xã Tân Thành nằm ở 21010’ Vĩ độ Bắc và 1908’ kinh độ Đông, có ranh giới tiếp giáp với các xã như: Phía Bắc giáp xã Quỳnh Tam (Quỳnh Lưu); phía Đông giáp xã Diễn Lâm (Diễn Châu); phía Đông Nam giáp xã Đức Thành và giáp xã Mã Thành, Tiến Thành về phía Tây Nam. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Thành là 2557,71ha. Trong đó: Đất sản xuất Nông nghiệp: 707,37ha; Đất Lâm nghiệp: 1339,3ha; Đất phi Nông nghiệp: 458,98ha; Đất chưa sử dụng: 45,98ha; Mặt nước nuôi thủy, hải sản: 3,41ha.

Anh-tin-bai

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT TÂN THÀNH

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Vị trị địa lý:

Xã Tân Thành nằm ở phía Đông Bắc của huyện Yên Thành, cách thành phố Vinh khoảng 60 km về phía Bắc; cách huyện lỵ Yên Thành khoảng 25 km về phía Tây Bắc. Trên bản đồ, xã Tân Thành nằm ở 21010’ Vĩ độ Bắc và 1908’ kinh độ Đông, có ranh giới tiếp giáp với các xã như: Phía Bắc giáp xã Quỳnh Tam (Quỳnh Lưu); phía Đông giáp xã Diễn Lâm (Diễn Châu); phía Đông Nam giáp xã Đức Thành và giáp xã Mã Thành, Tiến Thành về phía Tây Nam.

Diện tích:

  • Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tân Thành là 2557,71ha. Trong đó: Đất sản xuất Nông nghiệp: 707,37ha; Đất Lâm nghiệp: 1339,3ha; Đất phi Nông nghiệp: 458,98ha; Đất chưa sử dụng: 45,98ha; Mặt nước nuôi thủy, hải sản: 3,41ha. Diện tích đất ở Tân Thành tập trung chủ yếu là đất Fralit. Đất Fralit được chia ra thành hai loại chính: Đất Fralit nâu đỏ và đất Fralit vàng đỏ. Sự đa dạng của loại đất Fralit ở địa bàn xã thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp như bạch đàn, keo… Tuy nhiên bên cạnh đó, ở Tân Thành còn có diện tích đất phù sa ở các bãi bồi ven các khe suối, tuy nhiên diện tích này rất ít, không đáng kể.

  • Địa hình:

  • Địa hình chủ yếu của Tân Thành là rừng núi và đồi trọc. Núi đồi ở Yên Thành bắt nguồn từ dãy Bồ kéo dài từ dãy Trường Sơn ở phía Tây chạy ra phía Đông của hai huyện Quỳnh Lưu và Yên Thành. Nằm trong đặc điểm chung đó, đồi núi ở Tân Thành chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên, bắt mạch từ núi Mồng Gà rồi chạy theo hướng Đông Nam với những thế núi hình con rồng, con rắn. Thủa xưa, vùng đất này là núi rừng rậm rạp, có nhiều loại gỗ quý như: lim, sến, táu..., nhiều cây 2 người ôm không xuể; các loại mét, nứa, màn màn, mây, song thì nhiều vô kể. Trong rừng có nhiều loại củ như: củ mài, củ nâu; có các loại hạt như hạt dẻ, hạt gắm; các loại dược liệu như: hà thủ ô, thiên niên kiện…, len lách giữa những tảng đá xanh là những rừng chuối, rừng thị… Rừng Tân Thành còn có nhiều loài thú như: hổ, báo, hươu, nai, chồn, cáo, lợn rừng, tắc kè, có lúc có cả voi và vượn. Các loài chim vừa nhiều vừa đa dạng như: đa đa, gà ri, bìm bịp, chim quốc, chim sáo...

  • Anh-tin-bai

  • Anh-tin-bai

  • Rừng núi:

  • Rừng núi Tân Thành với thảm thực vật phong phú, động vật đa dạng, trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân khi mất mùa, giáp hạt. Các nguyên, vật liệu làm nhà và dược liệu chữa bệnh cũng được người dân Tân Thành khai thác, bảo tồn.

    Rừng núi Tân Thành còn là nơi các anh hùng hào kiệt lập căn cứ chống giặc ngoại xâm và cường quyền áp bức. Trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đất và rừng Tân Thành là hậu cứ quan trọng bảo vệ lực lượng, cất giấu quân lương, kho tàng. Đồng thời, rừng núi ở đây cũng là nơi nương náu của những người sa cơ thất thế. Từ thời nhà Lê, tướng quân Đinh Lễ từng dùng nơi đây để hội quân, sau đó tiến về đánh Thành Trài. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Huệ trên đường tiến quân ra Bắc đánh tan 29 vạn quân Thanh đã hành quân qua đây. Trong những năm chống Pháp, nghĩa quân Cần Vương của Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, Đề Niên đã dựa vào các thế núi, hang động, thung lũng để chống Pháp. Trong các hang núi đá ở đây thi thoảng bà con đi làm vẫn nhặt được các đồ vật như: mâm thau, nồi đồng… Vì thế, đồi núi ở đây vừa ghi dấu những chiến tích lịch sử, vừa là cảnh quan đẹp có thể dùng để phát triển du lịch trong tương lai. Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ XX, rừng bị khai thác quá mức. Con người đã phá đi những vốn quý mà thiên nhiên ban tặng. Làm cho màu xanh vốn có của rừng trước đây không còn, đi cùng với đó là sự khắc nghiệt của thời tiết luôn diễn biến hết sức phức tạp đã ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của bà con nhân dân trong địa bàn xã nói riêng và toàn huyện Yên Thành nói chung. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây, với sự cố gắng cứu rừng, nỗ lực trồng và bảo vệ rừng của toàn đảng, toàn dân, rừng Tân Thành bắt đầu xanh tươi trở lại. Hàng chục vạn cây bạch đàn, cây keo, cây thông được trồng lên che phủ đồi trọc. Bên cạnh đó, còn nhiều diện tích rừng chưa đưa vào sử dụng và bảo vệ, Tân Thành vẫn còn nhiều việc phải làm để phục hồi, phủ xanh đồi núi trọc, lấy lại màu màu xanh xưa của rừng.

    Sự phong phú về rừng núi, đồi cây, khe suối, thung lũng, hồ đập… ở Tân Thành tạo cho địa phương có một cảnh quan hùng vĩ.

  • Anh-tin-bai

  • Khí hậu:

  • Là vùng nằm trong khu vực mang đặc tính nhiệt đới gió mùa - ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Tân Thành vào khoảng 23,40C, cao nhất 410C và thấp nhất là 5 - 70C. Tổng nhiệt cả năm khoảng 8.0000C. Mùa hè có tháng 200 giờ nắng, mùa đông cũng xấp xỉ 70 giờ nắng. Lượng mưa trung bình từ 1.690mm - 1.700mm/năm. Năm có lượng mưa cao nhất đạt 3.109mm, năm thấp nhất cũng khoảng 826mm. Thời tiết Tân Thành chia 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 76,9%, thường gây ra bão và lũ lụt lớn; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, với lượng mưa chiếm 23,1% lượng mưa cả năm. Tuy nhiên, mùa mưa ở Tân Thành trong vài chục năm lại đây thường đến muộn, có năm mãi tới tháng 7 mới có mưa, gây ra hạn hán từ tháng 3 đến tháng 6. Mỗi năm, Tân Thành thường chịu ảnh hưởng 7 - 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có 3 - 4 cơn bão gây thiệt hại nghiêm trọng. Tân Thành cũng thường bị hạn vào tháng 4, tháng 5 và tháng 6. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa - ẩm làm cho lượng mưa ở Tân Thành không đồng đều, nên có những năm xẩy ra thiếu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

    Mưa, bão nhiều mà hạn hán cũng lắm.

THÔNG BÁO
LỊCH LÀM VIỆC

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ BÌNH MINH - TỈNH NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính:
Địa chỉ: Xã Bình Minh - Nghệ An
Điện thoại: - Fax: - Email:@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: